1/12/2014

Phần mềm Guitar Pro 5.2 và AP Tuner 3.0.8

1. Phần mềm Guitar Pro 5.2: Guitar Pro là một ứng dụng đa năng trong việc học tập, biên tập cho guitar, banjo và bass. Ngoài việc soạn nhạc, Guitar Pro còn là một công cụ toàn diện dành cho những người thành thạo cũng như những người mới chơi trong việc rèn luyện các ngón nghề, tập chơi các bản nhạc classic, biên soạn bản nhạc, hoặc hòa âm phối khí

Link download Guitar Pro 5.2: Tại đây

2. Phần mềm Guitar Pro 6: Một số tính năng mới update trong GP 6.

Link download Guitar Pro 6: Tại đây

3. Phần mềm AP Tuner 3.0.8: Ap tuner 3.0.8 là công cụ hỗ trợ những tay chơi ghitar hiệu quả trong việc chỉnh dây đàn. Sử dụng Ap tuner 3.0.8 thao tác đơn giản, dễ dùng. Hãy download Ap tuner 3.0.8 để trở thành tay chơi ghitar thứ thiệt.

Link download AP Tuner 3.0.8: Tại đây


10/19/2012

Trái tim bên lề Beat (piano version)

Trái tim bên lề Beat
Bài này hợp âm là Em, nhưng mình đánh Dm cho dễ đánh ^^, đoạn đầu còn nhớ nhớ hát được vài câu, mấy đoạn sau thì chỉ tập trung đàn thui.

Ai có ý kiến đóng góp gì thì pm nha.

Thanks mọi người.

8/26/2012

Cách đệm đàn cho một bài hát.

Chào bạn, hôm nay mình sẽ  chia sẻ với bạn kinh nghiệm về cách lấy cung và đệm đàn cho một bài hát. Thật ra thì cái này cũng gọi là kinh nghiệm sau vài năm chơi đàn thôi, mình muốn chia sẻ để các bạn có thể tham khảo và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
Bản thân của mình cũng không phải là dân từ trường lớp ra, và trong quá trình học đàn cũng không phải là suông sẻ nên có thể kiến thức chính quy thì hơi bị khiếm khuyết, nếu có gì thiếu sót hay không đúng thì bạn thông cảm hen.

Để có thể đệm đàn cho một người hát, trừ trường hợp bạn đã biết bài hát đó thì không nói làm gì. Nhưng vấn đề đệm cho một người hát cũng liên quan đến kinh nghiệm. Tùy theo mỗi dòng nhạc, mỗi phong cách và cảm hứng thì có thể có cách đệm khác nhau. Ví dụ như các loại nhạc nhẹ thì mình có thể đêm khác, nhạc sôi động thì đệm khác. Nếu đệm Piano thì mình nghĩ thích hợp hơn cho các bài nhạc nhẹ. Còn những bài hát sôi động thì nên có thêm trống vô để tăng cảm hứng và cũng đỡ mệt cho người đàn.
Trường hợp nếu bạn chưa nghe bài đó bao giờ, hoặc chỉ biết sơ sơ thì mình nghĩ bạn nên yêu cầu người đó hát cho bạn nghe một khúc đầu hoặc cuối của bài hát đó, sau đó bạn cố gắng bắt tone theo giọng đó. Các giọng phổ biến nhất là Con trai hát thì thường ở những tone: Em, Dm, C. Con gái thì Am, Gm, Bm. Mình nói ra cái này không phải lúc nào cũng nhất nhất là như vậy, có những bài Nhạc sĩ sáng tác cho song ca thì thường mình sẽ chơi theo tone của nữ. Và cứ trong 3 hợp âm đó ( của mỗi giọng ) thì mình sẽ mau chóng " dò " ra tone chính của bài hát đó. Còn để biết được các hợp âm đi theo thì mình cũng đã giới thiệu ở bài: cách xác định hợp âm của bài hát rồi, các bạn có thể tham khảo lại. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải nghe nhiều hơn để có thể dễ dàng bắt được tone của bài, tại vì có một số những người hát ở những tone khó chơi và cũng khó đoán như: C#m, B, Eb...thì nếu có kinh nghiệm thì các bạn có thể chơi được, nhưng nếu không quen thì mình sẽ phải chọn cách: Điều chỉnh hạ / tăng cung có sẵn trên cây đàn < organ>.

Sau khi nghe và có thể xác định được tone của bài đó rồi thì phần tiếp theo đó là Intro. Nếu một bài bạn không biết thì chắc chắn Intro của bài đó bạn phải tự " chế " rồi..^^..nhưng bạn chế theo cách của bạn nhưng vẫn phải tôn trọng các quy tắc 1-4-5 để cho người hát dễ dàng vô được. Nếu nhạc nhẹ và chơi piano thì càng phải làm cho tốt phần này. Còn nếu bạn chơi organ thì dễ hơn vì có đệm trống và " báo" cho người hát dễ vô.

Sau khi có thể làm được các phần ở trên ( lấy tone, intro ) thì phần cuối cùng đó là đệm đàn trong lúc hát. Bạn không nên đánh nhiều và to quá (trừ trường hợp đàn có cắm qua dàn âm thanh) để tránh lấn át tiếng người hát và bị " chõi" ra những chỗ sai. Quan trọng là phải đánh đúng hợp âm để người hát và người đàn không bị lệch nhau.

Đó là những kinh nghiệm mà mình có thể rút ra, các bạn có thể tham khảo và cho mình ý kiến nha.

Son Hoang!